Thứ Sáu, 13 tháng 8, 2010

Ngân hàng nhà nước Việt Nam nên điều hành lãi suất cơ bản bằng khung lãi suất.

Lãi suất cơ bản



Lãi suất cơ bản nội tệ là một trong các công cụ của chính sách tiền tệ, do Thống đốc Ngân hàng Trung ương (NHTƯ) điều hành. Căn cứ vào lãi suất cơ bản, các ngân hàng thương mại (NHTM) định ra lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay của mình.





Tùy theo trình độ quản lý kinh tế vĩ mô của mỗi nước hoặc vùng lãnh thổ mà Thống đố NHTƯ có cách điều hành lãi suất cơ bản khác nhau. Cục Dự trữ liên bang Mỹ (NHTƯ - Fed) điều hành lãi suất cơ bản bằng lãi suất cho vay qua đêm giữa Fed với NHTM hoặc NHTM với nhau, vì nước Mỹ có hai loại ngân hàng thương mại. Ngân hàng thương mại tiểu bang và Ngân hàng Thương mại liên bang.



Một số ngân hàng tư như ở Châu Âu điều hành lãi suất cơ bản bằng lãi suất liên ngân hàng - lãi suất cho vay ngắn hạn giữa các NHTM với nhau. NHTƯ Trung Quốc, NHTƯ cộng hòa Pháp... điều hành lãi suất cơ bản bằng, khung lãi suất (intérêt cadré). Vậy “Khung lãi suất” nghĩa là gì? “Khung lãi suất”, gồm: a/ Lãi suất thấp nhất huy động vốn kỳ hạn 12 tháng của NHTM - gọi là “sàn lãi suất”, nhằm đảm bảo quyền lợi bên gửi tiền; b/ Lãi suất cao nhất cho vay ngắn hạn của NHTM, gọi là “trần lãi suất”, nhằm bảo vệ quyền lợi bên vay tiền. Từ “sàn” đến “trần”, là “khung lãi suất”. Mỗi NHTM của một số nước được nâng “sàn” và hạ “trần” lãi suất. Hai hành vi ấy có lợi cho bên gửi tiền và bên vay tiền, nhưng NHTM bị giảm lãi suất. Ngoài ra, mỗi NHTM có quyền quy định lãi suất huy động vốn dưới 12 tháng; lãi suất huy động vốn từ 12 tháng trở lên (trung, dài hạn) và lãi suất cho vay trung dài hạn, theo biên độ do NHTƯ quy định.



Hiện nay, NHTƯ Trung Quốc không cho các NHTM nâng “sàn lãi suất”, nhưng được hạ “trần lãi suất” tối đa 10%, riêng cho vay tiêu dùng được hạ “trần lãi suất” 30%.



Từ ngày 15/9/2007 đến ngày 27/11/2008, NHTƯ Trung Quốc 4 lần hạ “khung lãi suất”, trong đó “sàn lãi suất” từ 3.87% năm hạ xuống 2,52% năm; “trần lãi suất” từ 7,29% năm hạ xuống 5,58% năm. Chênh lệch giữa “trần lãi suất” với “sàn lãi suất” từ 3,42% năm (7,29% - 3,87% = 3,42%) hạ xuống 3,33% năm (5,58% - 2,52% = 3,06%).



Năm 2007, Trung Quốc lạm phát 4,8% năm, người gửi tiền NHTM kỳ hạn 12 tháng, chỉ có lãi suất danh nghĩa mà không có lãi suất thực. Tức là “sàn lãi suất” nhỏ hơn tỷ lệ lạm phát/năm-0.93%/năm (3,87% - 4,8% = -0,93%/năm) và năm 2008 cũng tương tự như năm 2007.



Thống đốc NHTM Việt Nam điều chỉnh lãi suất cơ bản



Từ 1/8/1998, Luật Ngân hàng nhà nước (NHHN) có hiệu lực, Thống đốc NHHN VIệt Nam thay đổi lãi suất cơ bản nhiều lần. Từ tháng 6/2002 đến nay, Thống đốc NHNN VIệt Nam điều hành lãi suất cơ bản gồm các mức: 7,25%/năm; 8,255/năm; 8,75%/năm; 12%/năm; 14%/năm; 13%/năm; 12%/năm; 11%/năm; 10%/năm; tháng 12/2008 là 8,5%/năm. Theo thống đốc NHNN Việt Nam, lãi suất cơ bản là lãi suất cho vay thấp nhất của NHTM đối với khách hàng tốt nhất. Lãi suất cho vay tối đa của mỗi NHTM bằng 150% lãi suất cơ bản. Nhưng, Thống đốc NHNN không nói rõ lãi suất cho vay trên là lãi suất cho vay ngắn hạn hay lãi suất cho vay trung hoặc dài hạn! Ngược lai, các NHTM huy động vốn ngắn hạn (dưới 12 tháng) cao hơn lãi suất cơ bản. Hiện nay, lãi suất tín dụng ngân hàng của Việt Nam cao nhất trong khu vực. Hiệu ứng, những có nhiều tiên không muốn kinh doanh mà gửi tiền vào NHTM lợi hơn. Nhiều DN kinh doanh trì trệ do thiếu vốn mà không vay, vì lãi suất cho vay của NHTM quá cao.



Đầu năm 2008, Thống đốc NHNN Việt Nam đề nghị UBTV Quốc sửa Khoản 1, Điều 476, Bộ Luật dân sự năm 2005. UBTV Quốc hội không chấp nhận, vì Khoản 12, Điều 9, Luật NHNN là cơ sở cho Khoản 1, Điều 476, Bộ Luật dân sự năm 2005. Như vây, Khoản 1, Điều 476, Bộ Luật dân sự năm 2005, áp dụng khi bên cho vay không phải là NHTM. Lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay phải dựa vào lãi suất cơ bản của NHNN Việt Nam.



Khoản 1, Điều 1, Quyết định 16/2008/QĐ-NHNN ngày 16/5/2008 của Thống đốc NHNN Việt Nam về cơ chế điều hành lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam, viết: “Các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh (lãi suất huy động, lãi suất cho vay) bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng không vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố để áp dụng trong từng thời kỳ”. NHNN Việt Nam soạn thảo Quyết định trên không rõ ràng, nên giám đốc chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT huyện Gia Lâm (Hà Nội) huy động vốn ngắn hạn với lãi suất 21%năm.



Từ ngày thành lập Ngân hàng quốc gia (6/5/1951), nay là NHNN Việt Nam. lãi suất cho vay, gồm: lãi suất cho vay ngắn hạn, lãi suất cho vay trung dài hạn, lãi suất nợ quá hạn. Lãi suất nợ quá hạn của hai loại cho vay trên, bằng 150% lãi suất ghi trong khế ước. Thử hỏi, hiện nay,bên vay đã chịu lãi suất vay bằng 150% lãi suất cơ bản, nếu món vay đó bên vay bị chuyển sang nợ quá hạn sẽ là bao nhiêu>



Thống đốc NHNN đưa ra lãi suất cơ bản cao, khiến Bộ Tài chính phát hành trái phiếu Chính phủ hoặc trái phiếu công trình và Kho bạc Nhà nước phát hành tín phiếu Kho bạc gặp nhiều khó khăn. Năm 2008, Bộ Tài chính tổ chức đấu thầu trái phiếu Chính phủ nhiều phiên không thành công; tín phiếu Kho bạc hầu như tê liệt.



Nước ta lạm phát quá cao, nhưng mang nội dung trì trệ. Biểu hiện hàng hóa không thiếu, nhưng sức mua của dân chúng giảm, dẫn đến sản xuất đình đốn. Biện pháp chống lạm phát của NHTƯ chủ yếu bằng tỷ lệ tiền gửi dự trữ bắt buộc cao hay thấp.



Và những kiến nghị



Để nâng cao vị thế NHTƯ, Thống đốc NHNN Việt Nam nên điều hành lãi suất cơ bản bằng “khung lãi suất”, trong đó “sàn lãi suất” ở mức 5%/năm; “trần lãi suất” ở mức 8,5%/năm. Nếu làm được như vậy, các thành phần kinh tế sẽ tiếp cận vốn vay từ các tổ chức tín dụng; góp phần tăng trưởng GDP; các NHTM cạnh tranh lãi suất huy động vốn và cho vay trong phạm vi “khung lãi suất”, trong đó có “lãi suất thỏa thuận”.

Tăng cường phân tích báo cáo tài chinh khi thực hiện cơ chế tự khai, tự nộp thuế

Việt Nam đã và đang thực hiện cơ chế quản lý thuế mới, người nộp thuế tự khai, tự nộp thuế với chủ trương tăng cường tính chủ động, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật trong thực hiện nghĩa vụ thuế của các tổ chức, cá nhân. Cơ chế này được thực hiện thí điểm vào những năm 2002, 2003, và được áp dụng rộng rãi từ năm 2006, từ sau khi Luật Quản lý thuế ra đời. Đây là bước cải cách quản lý thuế theo hướng hiện đại, tiến bộ, hạn chế việc tiếc xúc trực tiếp với đối tượng nộp thuế nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả quản lý và chống thất thu. Một trong những kỹ năng có liên quan mà cán bộ quản lý thuế phải trau dồi và nâng cao hơn nữa là việc phân tích BCTC của doanh nghiệp (DN).

Phân tích BCTCDN tại cơ quan thuế



Theo quy định hiện hành, BCTC của DN được lập và gửi cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp chậm nhất là sau 90 ngày từ ngày kết thúc năm tài chinh.



Cơ quan thuế thông qua phân tích BCTC phải đạt được các mục tiêu chính sau: Một là, Tổng hợp nắm bắt được doanh thu, lợi nhuận thực hiện trong kỳ của DN. Qua đó, tổng hợp tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước; BCTC của DN như là một bức tranh phản ánh toàn bộ tình hình tài chinh DN trong kỳ kế toán. Nếu tinh thông, người phân tích sẽ nhìn thấy những vấn đề nội tại của DN. Trong các chỉ tiêu của BCTC có liên quan đến kết quả kinh doanh thì 02 chỉ tiêu quan trọng là doanh thu và lợi nhuận thực hiện trong kỳ. Đây cũng là 2 chỉ tiêu liên quan nhiều đến xác định nghĩa vụ thuế của DN. Vì thế, không những chủ DN mà cơ quan thuế cũng quan tâm đặc biệt đến các chỉ tiêu này trên BCTC của DN.



Hai là, rút ra tính hợp lý hoặc không hợp lý của các chỉ tiêu báo cáo qua phân tích tổng hợp các chỉ tiêu liên quan trên BCTC. Trong một số trường hợp, DN vì các mục đích khác nhau có thể cố tình làm sai lệch các số liệu phản ánh tình hình thực tế của DN nhằm trốn tránh nghĩa vụ thuế. Chính việc làm sai lệch số liệu của DN sẽ có thể làm “méo mó” báo cáo nộp cho cơ quan thuế, trong nhiều trường hợp qua phân tích BCTC, những điểm bất hợp lý đó sẽ được phát hiện ngày (trước hết là tính logic). Chẳng hạn BCTC DN thể hiện chỉ tiêu tài sản đầu tư hoặc chỉ tiêu tiền vay ngoài trong kỳ tăng nhanh nhưng doanh thu không tăng tương xứng...



Ba là, tham mưu về các quyết định và biện pháp kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật thuế nhằm đảm bảo xử lý về thuế chính xác, kịp thời. Đây cũng chính là các hướng xử lý “hậu phân tích BCTC DN”.

Một số vần đề cần chú trọng khi phân tích BCTC



Thứ nhất, liên kết phân tích, tổng hợp số liệu qua các năm (thường là 3 hoặc 5 năm), đánh giá xu hướng phát triển của DN, từ đó, nhận xét tổng quát tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước. Chỉ khi phân tích tổng hợp số liệu trên BCTC và DN trong một thời gian dài nhất định (3 - 5năm) thì người phân tích mới đánh giá khá toàn diện tình hình phát triển của DN và qua đó mới có cách quản lý phù hợp, chính xác nhất.



Thứ hai, các chỉ tiêu quan trọng trong phân tích BCTC là doanh thu, vốn vay ngắn hạn, chi phí trả cho người lao động (tiền công, tiền lương), tài sản cố định, lợi nhuận thực hiện...



Cần lưu ý phân tích các chỉ tiêu như sử dụng lao động, tăng tài sản ngắn với tăng doanh thu tại DN, chi phí nguyên, nhiên liệu...



Thứ ba, đối với cơ quan thuế, do đặc thù nhiệm vụ được giao thì việc đánh giá khái quát nhanh, chính xác tình hình tài chinh và hiệu quả kinh doanh của DN là 2 vấn đề rất quan trọng. Điều đó có nghĩa không những đảm bảo cách tiếp cận hợp lý cho quản lý thu thuế của kỳ hiện tại DN mà còn có cài nhìn toàn diện về xu hướng phát triển của DN đó, từ đó mà có các giải pháp quản lý “dài hơi” đối với DN.



Phương pháp phân tích được sử dụng để đánh giá khái quát tình hình tài chinh của DN là phương pháp so sánh. Người phân tích sẽ tiến hành so sánh giữa kỳ phân tích với kỳ gốc (so sánh bằng số tuyệt đối và bằng số tướng đối giản đơn) trên từng chỉ tiêu phản ánh khái quát tình hình tài chinh và dựa vào biến động cũng như ý nghĩa của từng chỉ tiêu để nêu nhận xét. Để phân tích khái quát tình hình tài chinh của DN được chính xác, khắc phục được nhược điểm của từng chỉ tiêu đơn lẻ (nếu có), các nhà phân tích cần xem xét đồng thời sự biến động của các chỉ tiêu và liên kết sự biến động của chúng với nhau. Từ đó, rút ra nhận xét khái quát về thực trạng và sức mạnh tài chinh cũng như an ninh tài chinh của DN.



Các chỉ tiêu là căn cứ để đánh giá khái quát tình hình tài chinh DN gồm: Tổng số nguồn vốn, hệ số tài trợ (= vốn chủ sở hữu/Tổng số nguồn vốn), hệ số tài trợ, hệ số khả năng thanh toán tổng quát, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, hệ số khả năng thanh toán nhanh, tỷ suất đầu tư v.v..



Bảng đánh giá tổng quát tình hình tài chinh



STT

Chỉ tiêu

Kỳ gốc

Kỳ phân tích

Kỳ phân tích so với kỳ gốc



+(-)

%



1

Tổng số nguồn vốn



2

Hệ số tài trợ



3

Hệ số tự tài trợ



4

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát



5

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn



6

Hệ số khả năng thanh toán nhanh



7

Hệ số khả năng thanh toán của tài sản ngắn hạn



8

Hệ số khả năng thanh toán của tiền và các khoản tương đương tiền



9

Tỷ suất đầu tư



10

Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu





Nội dung quan trọng khác là phân tích hiệu quả kinh doanh. Bản thân hoạt động kinh doanh là một hoạt động kiếm lợi nhuận. Bởi vây, mối quan tâm thường trực không những của DN, của nhà đầu tư mà của các cơ quan quản lý liên quan là hiệu quả kinh doanh, lợi nhuận DN thu được. Qua phân tích hiệu quả kinh doanh trên các góc độ khác nhau (sức sản xuất, sức sinh lợi, suất hao phí...) các nhà quản lý đánh giá hiệu quả kinh doanh và khả năng sinh lời của DN, rộng hơn là các nhân tố, các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh và khả năng sinh lời. Từ đó, có các đánh giá tổng quát và biện pháp quản lý phù hợp.



Thứ tư, mẫu biểu cũng như kết cấu, bố cục của các BCTC tuy được quy định thống nhất nhưng các vấn đề trong phân tích BCTC là rất phong phú, không theo nhất nhất một mô-tip chung giống như số lượng các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của riêng từng DN. Điều đó đòi hỏi người phân tích phải linh hoạt. Khi phát hiện những vấn đề không bình thường trong BCTC của DN cần áp dụng các cách nắm bắt khác nhau để đảm bảo hiệu quả. Chẳng hạn, với DN thương mại thì cần chú trọng vào các chỉ tiêu giá vốn hàng bán trên bảng cân đối kế toán, so sánh với các chỉ tiêu có liên quan; tuy nhiên đối với các đơn vị vận tải biển thì cần xem xét chỉ tiêu chi phí nhiên liệu và tiền lương, tiền công v.v.. Với từng chỉ tiêu, việc phân tích tuyệt đối hay tương đối, so sánh tương quan lại phải được vận dụng linh hoạt, phù hợp.



Thứ năm, đối với cơ quan thuế, trong nhiều trường hợp còn đòi hỏi tính nhạy cảm của người phân tích BCTCDN để nếu cần thiết có thể tham mưu ra quyết định kịp thời kiểm tra, thanh tra trực tiếp DN, xem xét chứng từ, sổ sách cũng như “mục sở thị” thực tế DN (Quyết định kiểm tra, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế). Kỹ năng này sẽ được hình thành dần trong quá trình khinh nghiệm nhất định làm công tác phân tích, kiểm tra báo cáo của DN



Tóm lại, những vấn đề chung của việc phân tích BCTCDN cần phải được quán triệt sâu sắc và ngày càng nâng cao hơn. Nó là một kỹ năng quản lý và quản trị DN. Điều này càng có ý nghĩa đối với cơ quan thuế các cấp khi chuyển sang áp dụng cơ chế quản lý thuế mới với DN - cơ chế tự khai, tự nộp thuế. Thực tế qua tổng hợp và quan sát tại các cơ quan thuế cho thấy, nơi nào việc kiểm tra tại bàn (tại trụ sở cơ quan thuế) nói chung, phân tích BCTC nói riêng được tổ chức rất chặt chẽ và có chất lượng thì công tác kiểm tra, thanh tra định kỳ cũng như kiểm tra, thanh tra sự vụ tại nơi đó cũng đạt hiệu quả cao hơn nhiều.



Theo NGUYỄN BÁ PHÚ - Tạp chí kế toán số 77